Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Nhiều ngân hàng thể trạng ốm yếu

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam rất thấp với số lượng ngân hàng nhiều nhưng chưa đủ lớn để cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài. 

Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
 
 Số lượng ngân hàng lớn cạnh tranh với nhau gay gắt sẽ làm hệ thống ngân hàng khó ổn định lâu dài.
Hầu hết đều báo cáo nợ xấu
TS Phạm Đỗ Chí – Nguyên chuyên viên cao cấp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá: Ở các ngân hàng Việt Nam ngoài chuyện vốn điều lệ thấp thì hệ số an toàn tối thiểu (CAR) chưa cao. Hầu hết ở các nước, tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản cũng khoảng 20%. Trong khi đó, ở Việt Nam con số này chỉ khoảng hơn 10%, đây là cảnh báo về sự yếu kém tồn đọng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
Nợ xấu của ngành ngân hàng liên tục tăng cao từ 2,91% (2010) lên 3,46% (2011). Đầu năm 2012, nợ xấu của ngành ngân hàng lại tiếp tục gia tăng. Tại TP HCM, theo báo cáo của UBND thành phố, tính đến ngày 29/2/2012, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố là 4,68%, tăng 0,38% so với cuối năm 2011.
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho rằng: Nhiều ngân hàng bộc lộ “thể trạng” ốm yếu khó có thể cầm cự. Việc tái cấu trúc tài chính, tín dụng, tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần là vấn đề bức thiết cần làm ngay, không thể cứ để tiếp diễn tình trạng nợ xấu ở khu vực ngân hàng cứ tháng sau cao hơn tháng trước.
Theo phân tích của các chuyên gia: Cuối năm 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng nóng và khó kiểm soát, số đông giao dịch với mức lãi suất cao từ 22-25%, có lúc lên đến 30%. Đồng thời, xảy ra tình trạng chưa từng có tiền lệ trước đây là hiện tượng vay liên ngân hàng cũng yêu cầu tài sản đảm bảo và cũng có trường hợp ngân hàng đi vay không thanh toán đúng thời hạn cho ngân hàng cho vay. Điều này chứng tỏ thanh khoản của nhiều ngân hàng có vấn đề.
Bên cạnh đó, một thực trạng tác động lớn làm cho chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng kém đi là việc bất động sản đóng băng, hàng loạt các công ty đầu tư bất động sản không có vốn phải bán rẻ hoặc thanh lý tài sản, làm lãi suất thị trường gia tăng nhanh chóng. Vấn đề nợ xấu cũng gia tăng. Hầu hết các ngân hàng đều báo cáo nợ xấu năm 2011 tăng so với trước đó.
TS Nguyễn Đại Lai – NHNN cho biết: Trong năm 2011, dù nợ xấu của các ngân hàng được công bố không quá 4% tổng dư nợ và vẫn nằm trong chuẩn của Việt Nam. Nhưng, nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỉ trọng cao. Nợ có nguy cơ mất vốn chiếm khoảng 50%/tổng nợ xấu là con số rất đáng lo ngại. Trong bối cảnh các thị trường cổ phiếu, trái phiếu chưa phát triển được thì gánh nặng rủi ro tín dụng đè nặng lên vai các ngân hàng. Nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khăn thanh khoản khiến NHNN phải cấp vốn tái chiết khấu, tái cấp vốn theo hồ sơ vay cho hàng loạt các tổ chức tín dụng với doanh số lớn.
Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do NHNN nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng này đều tương đối tốt so với năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế được công bố cao nhất là của CTG với 5.784 tỉ đồng, tiếp đến lần lượt là của: VCB (4.527,8 tỉ đồng), ACB (3.193,8 tỉ đồng), EIB (3.051,3 tỉ đồng), MB (2.129 tỉ đồng), Sacombank (2.033,1 tỉ đồng), SHB (735,8 tỉ đồng) và Habubank (348,8 tỉ đồng). Riêng Habubank, quý IV/2011, ngân hàng mẹ lỗ 41,7 tỉ đồng do thua lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Tuy lợi nhuận hoạt động ngân hàng được báo cáo vẫn cao nhưng một số yếu tố về chất lượng hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu, đó là vấn đề thanh khoản và nợ xấu như đã nêu trên.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Nhờ ngân hàng giữ giùm đồ quý

Nhiều người đem tài sản quý giá, giấy tờ nhà đất gửi trong tủ ở ngân hàng chứ không cất trong két sắt ở nhà. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Lâu nay muốn cất vàng, kim cương hoặc giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, bằng cấp… nhiều người đã mua két sắt đặt tại nhà. Tuy nhiên, két sắt giữ tại nhà thì vẫn có rủi ro.
Ở Việt Nam, nhiều người đã thuê hộc tủ (két) ở ngân hàng (NH) để cất tài sản quý giá.
Đồ "xịn", giá thuê thấp
Dịch vụ này chưa phổ biến rộng. Đại diện NH Công Thương (Vietinbank) cho biết tại trụ sở trên đường Hàm Nghi có dịch vụ cho thuê két. “Hiện tại trụ sở này có hơn 2.000 tủ sắt, gồm năm mẫu kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, lượng tủ được khách thuê chỉ chiếm khoảng 35% mà thôi” - đại diện Vietinbank nói. Giá thuê tủ loại một là 120.000 đồng/tháng, tủ loại hai 150.000 đồng/tháng, tủ loại ba 200.000 đồng/tháng, tủ loại bốn 250.000 đồng/tháng, tủ loại năm 300.000 đồng/tháng.
Tại NH Sacombank, dịch vụ cho thuê tủ sắt đã có trên 14 năm. Đại diện NH cho biết trước đó chỉ có 400 tủ nhưng lúc nào cũng kín khách thuê. Khách hàng muốn thuê thường phải “dặn” trước mới có. Thấy nhu cầu thị trường ngày càng tăng, Sacombank quyết định đầu tư mở rộng và nâng cấp dịch vụ. Sacombank nhập nguyên bộ hệ thống cổng, hộp sắt, chìa khóa từ Đức về.
Hiện Sacombank có gần 4.000 tủ, trong đó 50% đã có khách thuê. Loại tủ nhỏ có giá thuê là 132.000 đồng/tháng, loại trung 165.000 đồng/tháng, loại lớn 220.000 đồng/tháng. Khách hàng có quyền thuê tủ chỉ trong một tháng hoặc trong nhiều năm đều được.
Riêng tư và bảo mật
Kho giữ đồ quý nằm trong trụ sở chính của Sacombank. Để vào được khu này phải qua ba lớp cổng. Ba cổng này đều có an ninh và chống cháy nổ.
Khách hàng có thể “thăm” tủ của mình thoải mái, trừ Chủ nhật. Sacombank cho biết trong dịch vụ thuê tủ, khách hàng được đảm bảo an toàn và riêng tư. NH không biết khách hàng cất gì trong hộc tủ. NH chỉ yêu cầu khách không cất các loại hàng quốc cấm. Tuy không xem khách để gì vào tủ nhưng NH có quyền xin khách hàng cho kiểm tra trực tiếp đồ đạc trong trường hợp có nghi ngờ khách gửi hàng cấm.
Chỉ những người có tên trong hợp đồng hoặc người ủy quyền mới được vào mở tủ. Mỗi két sắt có hai chìa khóa khác nhau, khách hàng giữ một, NH giữ một. Tại kho của Sacombank, khi khách hàng đến mở két của mình thì một nhân viên của NH sẽ vào để cùng mở. Mở cả hai ổ khóa thì mới kéo được ngăn tủ ra. Mỗi lần cất, lấy đồ, trong kho chỉ được có một khách hàng. Khách này cất xong mới đến lượt khách sau vào.
Trong trường hợp khách hàng mất chìa hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hợp tác điều tra thì ban giám đốc dùng chìa khóa dự phòng niêm phong để mở. Các chìa khóa dự phòng này được cất giữ bí mật, ngay cả nhân viên NH cũng không biết chỗ cất và không thể lấy được. Muốn dùng chìa dự phòng phải lập hội đồng, lập biên bản lấy chìa ra sử dụng.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tái cơ cấu ngân hàng: Củng cố niềm tin các đối tác nước ngoài

Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và hãng định mức tín nhiệm quốc tế đều có những đánh giá tích cực và khuyến cáo Việt Nam đẩy mạnh những động thái tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Một số động thái thời gian qua của hệ thống ngân hàng Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao như hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; thực hiện cổ phần hoá, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước; và có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí ít nhất.

Hợp nhất ngân hàng làm hệ thống mạnh hơn
Việc ba ngân hàng thương mại (Ficombank, TinNghiaBank và SCB) tự nguyện hợp nhất đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ hành lang pháp lý tới những thông điệp trấn an.
Cuối tháng 10/2011, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Trước đó, Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Tại nhiều cuộc họp, hội nghị thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh tới nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, một phương án giúp giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí ít nhất là dùng các tổ chức quy mô lớn, lành mạnh tham gia vào việc tái cấu trúc các tổ chức tín dụng nhỏ hơn.
Với cách làm bài bản như vậy, việc ba ngân hàng hợp nhất với sự tham gia của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được hãng định mức tín nhiệm có uy tín Fitch Ratings nhận định là một bước tiến tích cực mà Việt Nam đạt được trong nỗ lực cải thiện sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, dù rằng việc hợp nhất cũng phản ánh những áp lực mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang phải đương đầu.
Còn theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khi đã ổn định, ngân hàng hợp nhất mới sẽ có cơ hội đón các nguồn vốn khác, kể cả vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.
Kỳ vọng nói trên không phải là không có cơ sở. Ngay khi các thông tin ban đầu về hợp nhất 3 ngân hàng mới được loan báo, đã có những nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới thương vụ này và triển khai các hoạt động cụ thể. Theo báo Đầu tư, Tập đoàn Macquarie (Macquarie Group) của Australia đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD đã hoàn tất việc ký kết hợp tác chiến lược vào 3 ngân hàng hợp nhất.
ngân hàng habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Đã Khắc Phục Khó Khăn

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngan hang habubank

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.